II.
BINH-KHÍ CỔ-TRUYỀN
2 - Binh-Khí Sắc Bén
« Song-Kiếm »
双劍
« Song-Kiếm » ( 双 劍 ), xuất-hiện từ thời Đông-CHÂU (771~246 TCL), ngay từ khi người ta vừa rèn đúc được lưỡi Mâu bằng Đồng. Đó là loại « Song-Kiếm Đồng », lưỡi ngắn, hai cạnh bén.
« Mâu Đồng thời Đông-Châu »
|
« Song Kiếm Đồng » đặt chung trong hai Võ Kiếm đúc gắn liền nhau
|
Về những thời sau thì lưỡi « Song-Kiếm » ( 双 劍 ) được đúc rèn dài hơn và gồm có hai loại :
1 - Loại Song-Kiếm có Hai Cạnh Bén ; đây là loại Song-Kiếm lưỡi thẳng và được chia ra làm Hai thứ :
A - Thứ Song-Kiếm có buộc Tuệ-Kiếm (彗 劍) vào đằng chuôi, thì tùy theo chiều dài của Tuệ Kiếm (彗 劍)
gắn sau chuôi Kiếm mà nó được chia là :
a) Đoản-Tuệ Song-Kiếm ;
b) Trường-Tuệ Song-Kiếm.
« Song-Kiếm Thép », hai Cạnh Bén,
đặt chung trong một Vỏ Kiếm,
và có buộc Tuệ-Kiếm nơi Chuôi.
(Trung-Hoa - Phục-chế để luyện-tập trong các Võ-Đường)
(Tín-dụng Ảnh : Wing Lam Enterprises)
B - Thứ Song-Kiếm không có Tuệ Kiếm (彗 劍) buộc vào đằng chuôi.
« Song-Kiếm Thép », hai cạnh bén, không buộc Tuệ-Kiếm nơi Chuôi,
đặt chung trong một Vỏ Kiếm, có khắc chữ Thọ 夀
điệu-cách-hóa
trên Chuôi Kiếm và trên Sao Kiếm theo lối trang-trí đặc-thù của Việt-Nam.
Việt-Nam - Tế-Kỷ 19
Thời Nhà NGUYỄN (1802–1945).
(Tín-dụng ảnh : Gavin Nugent, swordsantiqueweapons.com)
« Song-Kiếm Thép », hai cạnh bén, không buộc Tuệ-Kiếm nơi Chuôi,
đặt chung trong một Vỏ Kiếm.
Trung-Hoa - Tế-Kỷ 19
Thời Nhà THANH (QING
1644–1911).
2 - Loại Song-Kiếm có Một Cạnh Bén là loại Song-Kiếm đặc-thù của Đại-Việt.
Lưỡi « Song-Kiếm Thép », một cạnh bén,
có mũi kiếm vếch (Câu-Kiếm-Phong 鉤 劍 鋒),
với Tiền-Hộ-Chắn (Ricasso) hình chữ " V ", đặc-thù của Đại-Việt.
(Tín-dụng ảnh : Bình-Định Sa-Long-Cương France)
« Song-Kiếm ĐẠI-VIỆT » hai cạnh bén
không đặt chung trong một Vỏ Kiếm
(Đại-Việt - Thế-Kỷ 18~19).
(Tín-dụng ảnh : Gavin Nugent, swordsantiqueweapons.com)
(Còn Tiếp...)
Ban Võ-Sư Hệ-Phái TRỊNH Quang Thắng |